Định căn
Định là sự bất động nơi thân và tâm của chúng ta; căn là cội gốc. Định căn có nghĩa là cội gốc im lặng, bất động của thân tâm, không ức chế tâm. Muốn có được cội gốc định thì phải tu tập pháp môn Tứ Thánh Định, như Đức Phật dạy: “Định căn cần tu tập Tứ Thánh Định”.
Muốn nhập Tứ Thánh Định thì phải có đủ bảy năng lực của Giác Chi. Khi có đủ bảy năng lực Giác Chi thì mới tu tập Định Như Ý Túc. Khi tu tập viên mãn Tứ Niệm Xứ, có nghĩa là lúc bấy giờ tâm chúng ta bất động trước các pháp và các cảm thọ, vì nó đã lìa dục và bất thiện pháp nên trong nội tâm có bảy năng lực Giác Chi.
Khi biết tâm có đủ bảy Giác Chi thì dùng chúng mà tu tập Tứ Như Ý Túc. Muốn tu tập Tứ Như Ý Túc thì đầu tiên phải tu tập Định Như Ý Túc. Muốn tu tập Định Như Ý Túc thì dùng năng lực Trạch Pháp Giác Chi ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền (Sơ Thiền là loại định đầu tiên trong Tứ Thánh Định).
Một khi nhập được Sơ Thiền là chúng ta đã có cội gốc chánh định (định căn). Từ Nhị Thiền chúng ta mới có định thật sự. Chưa nhập được Sơ Thiền thì chưa có cội gốc định. Cho nên, phải hiểu Tứ Niệm Xứ chưa viên mãn thì đừng nói đến Sơ Thiền… Phải nhập cho được Nhị Thiền mới có định, sau đó mới có thể lên từng bậc định cao hơn.
Muốn nhập Nhị Thiền phải dùng năng lực Trạch Pháp Giác Chi tu tập Định Như Ý Túc xả trạng thái Sơ Thiền, khi nào xả hết trạng thái Sơ Thiền thì mới nhập được Nhị Thiền, và muốn tiếp tục nhập các định cao hơn thì cũng phải dùng năng lực Trạch Pháp Giác Chi và Định Như ý Túc để xả và nhập định, đức Phật dạy: “Nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền không có khó khăn, không có mệt nhọc”.
Tứ Thánh Định là những pháp môn tu tập tạo ra cội gốc định (định căn) chân chánh của Phật giáo. Thiền định của Đạo Phật nhắm vào sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chuyển hóa nhân quả, chấm dứt luân hồi.
Bởi vậy, đức Phật dạy: “Định căn cần tu tập Tứ Thánh Định”.
Muốn nhập Tứ Thánh Định thì phải có đủ bảy năng lực của Giác Chi. Khi có đủ bảy năng lực Giác Chi thì mới tu tập Định Như Ý Túc. Khi tu tập viên mãn Tứ Niệm Xứ, có nghĩa là lúc bấy giờ tâm chúng ta bất động trước các pháp và các cảm thọ, vì nó đã lìa dục và bất thiện pháp nên trong nội tâm có bảy năng lực Giác Chi.
Khi biết tâm có đủ bảy Giác Chi thì dùng chúng mà tu tập Tứ Như Ý Túc. Muốn tu tập Tứ Như Ý Túc thì đầu tiên phải tu tập Định Như Ý Túc. Muốn tu tập Định Như Ý Túc thì dùng năng lực Trạch Pháp Giác Chi ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền (Sơ Thiền là loại định đầu tiên trong Tứ Thánh Định).
Một khi nhập được Sơ Thiền là chúng ta đã có cội gốc chánh định (định căn). Từ Nhị Thiền chúng ta mới có định thật sự. Chưa nhập được Sơ Thiền thì chưa có cội gốc định. Cho nên, phải hiểu Tứ Niệm Xứ chưa viên mãn thì đừng nói đến Sơ Thiền… Phải nhập cho được Nhị Thiền mới có định, sau đó mới có thể lên từng bậc định cao hơn.
Muốn nhập Nhị Thiền phải dùng năng lực Trạch Pháp Giác Chi tu tập Định Như Ý Túc xả trạng thái Sơ Thiền, khi nào xả hết trạng thái Sơ Thiền thì mới nhập được Nhị Thiền, và muốn tiếp tục nhập các định cao hơn thì cũng phải dùng năng lực Trạch Pháp Giác Chi và Định Như ý Túc để xả và nhập định, đức Phật dạy: “Nhập Sơ Thiền, Nhị Thiền, Tam Thiền và Tứ Thiền không có khó khăn, không có mệt nhọc”.
Tứ Thánh Định là những pháp môn tu tập tạo ra cội gốc định (định căn) chân chánh của Phật giáo. Thiền định của Đạo Phật nhắm vào sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết, chuyển hóa nhân quả, chấm dứt luân hồi.
Bởi vậy, đức Phật dạy: “Định căn cần tu tập Tứ Thánh Định”.